Phẩm cách quốc gia gồm 7 chương: Giới hạn của tinh thần lý tính cận đại; Nếu chỉ có “logic” thế giới sẽ phá sản; Hoài nghi tự do bình đẳng, dân chủ; Nhật Bản, quốc gia của “cảm xúc và hình thức”; Phục hồi tinh thần võ sĩ đạo; Tại sao “tình cảm và hình thức lại quan trọng; Phẩm cách quốc gia.

Fujiwara Masahiko phản đối việc quá coi trọng chủ nghĩa thực lực:“Tiền đề của chủ nghĩa nguyên lý thị trường là “cạnh tranh công bằng”. Khi cạnh tranh công bằng người thắng sẽ giành được toàn bộ lợi ích. Nếu nói bằng tiếng Anh thì sẽ thành “Winner takes all”. Bởi đó là kết quả của việc cạnh tranh công bằng nên việc này không có gì là xấu. Người thắng có lấy toàn bộ cũng không sao.Logic của nó là như thế.Tuy nhiên, logic này lại chạm tới sự “hèn hạ” theo quan niệm của “tinh thần võ sĩ đạo” mà tôi sẽ trình bày chi tiết ở phần sau. Việc kẻ lớn tranh giành hơn thua với kẻ yếu là điều hèn hạ.Kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu cũng là sự hèn hạ.Tinh thần võ sĩ đạo dạy chúng ta như thế.”

Fujiwara Masahiko phê phán chuyện học bắt buộc tiếng Anh từ tiểu học và coi trọng việc giáo dục quốc ngữ.“Tôi cho rằng dạy tiếng Anh từ tiểu học là phương pháp hiệu quả nhất để tiêu diệt tiếng Nhật. Khi bắt đầu dạy tiếng Anh ở các trường công lập thì nước Nhật sẽ không còn người quốc tế nữa. Tiếng Anh chẳng qua chỉ là phương tiện để giao tiếp. Để trở thành người thông dụng có tính chất quốc tế thì trước tiên phải nắm chắc tiếng mẹ đẻ”.

Fujiwara Masahiko nhấn mạnh việc “cần phải cưỡng ép đọc sách mạnh mẽ hơn”, “mục đích của giáo dục là giáo dục nên những trẻ em tự tay mình với đến sách: “Dạy tiếng Anh ở tiểu học→học sinh có thể nói giỏi tiếng Anh→trở thành người quốc tế”. Chỉ có hai bước mà thôi. Rất dễ hiểu.Vì vậy quốc dân đã ủng hộ cuồng nhiệt.Tuy nhiên, xác suất đúng của bước thứ nhất là dưới 0.1. Cho dù là người Mĩ đi nữa thì trong 10 người cũng chỉ có 1 người có thể gọi là người quốc tế vì thế bước tiếp theo cũng chỉ có xác suất dưới 0.1. Khi nhân lên thì kết quả là dưới 0.01 và trở thành logic có độ tin cậy thấp.Cả logic ngắn như thế này cũng nguy hiểm. Cùng là logic hai bước nhưng logic “tăng cường môn Quốc ngữ ở trường tiểu học và trung học cơ sở→khuyến khích đọc sách→làm phong phú nội dung bên trong con người→trở thành người quốc tế” có độ tin cậy cao hơn.”

Fujiwara Masahikocho rằng có bốn chỉ dấu để nhận biết một quốc gia có phẩm cách: Độc lập và không bị phụ thuộc; Đạo đức cao; Ruộng vườn đẹp đẽ; Sự xuất hiện liên tục của các thiên tài. Đằng sau “môi trường sinh ra thiên tài” là sự phát triển rực rỡ của văn hóa: “Khi nhìn xem hoạt động toán học, văn học, văn nghệ phát triển như thế nào thì sẽ biết được sức mạnh tiềm tàng của quốc gia đó. Bình thường người ta sẽ không nhìn bằng cái nhìn như thế. Lý luận kiểu như “Sự phát triển kinh tế 10 năm gần đây rất ấn tượng vì thế mà nước này từ giờ trở đi sẽ trở thành quốc gia tuyệt vời” sẽ là dòng chủ lưu. Các bạn đừng mắc lừa khi nghe những lời như thế trên tivi hay đọc thấy trên báo”