Một chuỗi những sai lầm liên tiếp của một cuộc đời: Núi – người được sinh ra bởi sai lầm của người cha, sau những lần “không thể kìm hãm trước con ở” “đang thời bừng dậy rừng rực”. Một số phận không mong muốn. Một khoảng cách không thể kết nối lại gần với những gì được gọi là chính thống, được sự thừa nhận hợp pháp.

Cuộc đời Núi trượt dài trong tăm tối. Bất hạnh đeo đẳng. Chiến tranh và một thời kỳ bao cấp có thể khiến con người ta trở nên vĩ đại hoặc thấp hèn…

Một màng màu tối, nhưng có thể nhìn thấy cuối đường hầm bừng lên vệt sáng. Và người đọc được quyền bước ra vùng sáng rỡ, nơi con người trở về với nguyên bản thiện lương của mình.

Với lối viết mộc, hiện thực; với những triết lý, ẩn dụ, phúng dụ được nhà văn Lê Lựu sử dụng khá tinh tế và thuần Việt, chắc chắn lớp bạn đọc hôm nay sẽ được bước vào một thời khắc riêng khác, và hình dung về một giai đoạn đầy biến động đã lùi

– Nhà văn Võ Thị Xuân Hà –

Đấy là những ngày cuối cùng tháng Mười năm 1990. Nắng như mật trải ra cánh đồng lúa đã chín vàng mênh mông dưới chân núi Tràng về phía bờ sông bên kia. Mỗi chiều xếp dọn đồ nghề xong, hắn đứng nhìn mặt trời xuống, lòng se sắt lại, một nỗi buồn tê tái dâng lên rất vô cớ và hắn chợt rùng mình nghĩ đến những buổi chiều bố con đi vật vờ trong sương mờ giăng tỏa, nhòa dần hai bờ sông Thương hay là nằm lạnh toát ở nền đá trên bờ sông Lấp.

Đời hắn đã thực sự đến đận trở lại làm người lương thiện chưa?

Nếu người ta biết rằng dưới đáy sông Lấp vẫn còn có hai dòng nước chảy ra của sông Cấm. Sự lên, xuống của con nước, sự rào rạt của sóng vỗ cũng từ đáy sông mà tạo nên. Nếu người ta biết là lấp sông vẫn còn nước chảy, còn sóng vỗ, thì hàng trăm năm trước người ta lấp sông làm gì???

Sóng ở đáy sông – Sbooks phát hành