Khi trải qua một cảm xúc mạnh, nguồn năng lượng trong bạn bị khuấy động và cần được giải phóng ra ngoài, nếu không, nó sẽ bị dồn ứ lại và tạo thành trạng thái bất ổn tinh thần, biểu hiện ra bên ngoài bằng sự lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, bồn chồn, giận dữ, bất mãn, buồn bã, trống rỗng, hoang mang hoặc vô cảm, v.v. Các biểu hiện khác có thể bao gồm: khó ngủ, đau nhức và các bất ổn khác trên cơ thể, bệnh thể chất hoặc tinh thần – tình cảm ở thể nặng, kể cả PTSD (căng thẳng sau chấn thương tâm lý)…
Giải phóng cảm xúc là cách ứng xử lành mạnh hơn rất nhiều so với việc kìm nén và từ chối cảm xúc bởi vì nó là một trong 5 BƯỚC BẮT BUỘC PHẢI DIỄN RA để chúng ta có thể thực sự buông bỏ được cảm xúc và đạt được trạng thái hoạt động thư giãn, linh hoạt, cũng như sự trưởng thành của tâm hồn.
Trong giải phóng cảm xúc, một nguyên tắc quan trọng là CÀNG SỚM CÀNG TỐT. Xử lý bằng cách tiếp xúc và cảm nghiệm trọn vẹn một cảm xúc còn đang “tươi mới”, mỗi lần một chút, sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều so với việc xử lý một mớ hỗn độn không biết là những cảm xúc gì.
Ảnh: Lạc Thư
Nguồn tham khảo: Charles Whitfield, Chữa lành đứa trẻ bên trong bạn.
Có thể bạn muốn xem
3 câu chuyện bản quyền
Hạnh phúc không nằm trong ví
“Tứ gia vọng tộc” nổi tiếng về khoa bảng đất Kinh Bắc
Thuật giả kim mới: Hướng bạn vào trong
Sức mạnh của ý chí trong ‘Đội gạo lên chùa’
Mang san hà đổi lấy duy nhất một người thương
Của cải của các quốc gia và lí thuyết về cảm nhận đạo đức rút gọn
Hành trình cà phê
Chuyển đổi số trong xuất bản: Xu thế và thách thức