Giấc mơ xây dựng thành công hơn 400 tủ sách, với khoảng 2.000 đầu sách là mục tiêu khởi đầu cho chương trình dài hơi của Tủ sách Lam Sơn – dự án thiện nguyện hỗ trợ phát triển hệ thống thư viện sách quy mô nhỏ. Những người thực hiện mong với sự chung tay của cộng đồng, sách sẽ đến với các em học sinh vùng sâu, vùng xa.
“Sách giáo khoa còn thiếu, nói gì đến đam mê”
Cả huyện Mường Lát, một trong những huyện nghèo nhất của Thanh Hóa, không hề có một điểm bán sách phục vụ học sinh. Huyện có 12 trường, 68 điểm trường rải rộng toàn huyện với 253 lớp học, trong đó có khoảng 40 lớp ghép. Một số lớp, cơ sở vật chất không đủ để trang bị tủ sách trong lớp học. Khi được hỏi đến sách cho học sinh, một cán bộ công tác tại Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện thừa nhận: Học sinh, chủ yếu là người dân tộc, không hứng thú với việc mượn sách, đọc sách từ thư viện, vì hầu hết sách đã cũ. Cũng có các nhà hảo tâm gửi tặng sách, nhưng số lượng ít, chỉ phục vụ được vài điểm trường.
Ở vùng cao như Mường Lát, Quan Sơn của Thanh Hóa, ít có nơi bán sách truyện, muốn mua sách, các thầy, cô giáo chỉ có cách xuống các huyện khác, hoặc về tận thành phố Thanh Hóa. Sách giáo khoa (SGK) còn chẳng đủ, nói gì đến chuyện các em ham đọc, yêu thích đọc sách. Nhiều trường tuy được trang bị thư viện trường học, nhưng sách thường nằm yên trên giá. Lý do là sách trong thư viện quá cũ, ít cập nhật, chủ yếu là SGK và sách tham khảo, chứ sách truyện thì không nhiều. Cô Dương Thị Nga, công tác tại thư viện của Trường PTDT bán trú THCS Na Mèo (huyện Quan Sơn), cho biết trường có thư viện nhưng lại quá chật, không có chỗ cho học sinh ngồi đọc sách tại chỗ. Muốn đọc, các em phải mượn sách về nhà. Sách của thư viện thì chủ yếu là SGK, sách tham khảo, một số tạp chí được cấp miễn phí theo chương trình cho trường học vùng cao.
Có sách sẽ có thói quen!
Dự án Tủ sách Lam Sơn ra đời từ tháng 10-2016, bắt đầu từ ý tưởng của một nhóm nhà khoa học giảng dạy tại các trường đại học, được sự ủng hộ nhiệt tình và đồng hành của nhiều thế hệ học sinh Thanh Hóa.
Hàng nghìn đầu sách đã theo các tủ sách về với nhiều lớp học ở các huyện Quảng Xương, Tĩnh Gia, Triệu Sơn. Tháng 9 tới, dự án sẽ trao hơn 200 tủ sách, trị giá hơn 500 triệu đồng cho các lớp học ở huyện Mường Lát. Năm 2017, Tủ sách Lam Sơn dự kiến trao hơn 2.000 tủ sách cho các lớp học ở các trường nông thôn, miền núi. Mỗi tủ sách với khoảng 60-70 đầu sách, trị giá hơn hai triệu đồng. Nhưng tri thức, ích lợi mang lại trong mỗi quyển sách gấp nhiều lần như thế!
Muốn học sinh đam mê, muốn có thói quen đọc sách, trước tiên các em phải có sách để đọc. Điều này đã được khẳng định qua thực tế tại Trường tiểu học Hải Nhân (Tĩnh Gia), một trong những trường đầu tiên nhận tủ sách từ dự án. Không chỉ mượn sách về nhà, học sinh đọc sách ngay trong giờ ra chơi, tạo thành phong trào đọc sách trong trường. Nhiều học sinh đã tự mang sách của mình lên góp vào tủ sách lớp học, điều từ trước đến nay chưa từng có. Nhà trường cũng tổ chức các hoạt động như thi kể chuyện nhằm khuyến khích các em đọc sách.
“Sách giáo khoa còn thiếu, nói gì đến đam mê”
Cả huyện Mường Lát, một trong những huyện nghèo nhất của Thanh Hóa, không hề có một điểm bán sách phục vụ học sinh. Huyện có 12 trường, 68 điểm trường rải rộng toàn huyện với 253 lớp học, trong đó có khoảng 40 lớp ghép. Một số lớp, cơ sở vật chất không đủ để trang bị tủ sách trong lớp học. Khi được hỏi đến sách cho học sinh, một cán bộ công tác tại Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện thừa nhận: Học sinh, chủ yếu là người dân tộc, không hứng thú với việc mượn sách, đọc sách từ thư viện, vì hầu hết sách đã cũ. Cũng có các nhà hảo tâm gửi tặng sách, nhưng số lượng ít, chỉ phục vụ được vài điểm trường.
Ở vùng cao như Mường Lát, Quan Sơn của Thanh Hóa, ít có nơi bán sách truyện, muốn mua sách, các thầy, cô giáo chỉ có cách xuống các huyện khác, hoặc về tận thành phố Thanh Hóa. Sách giáo khoa (SGK) còn chẳng đủ, nói gì đến chuyện các em ham đọc, yêu thích đọc sách. Nhiều trường tuy được trang bị thư viện trường học, nhưng sách thường nằm yên trên giá. Lý do là sách trong thư viện quá cũ, ít cập nhật, chủ yếu là SGK và sách tham khảo, chứ sách truyện thì không nhiều. Cô Dương Thị Nga, công tác tại thư viện của Trường PTDT bán trú THCS Na Mèo (huyện Quan Sơn), cho biết trường có thư viện nhưng lại quá chật, không có chỗ cho học sinh ngồi đọc sách tại chỗ. Muốn đọc, các em phải mượn sách về nhà. Sách của thư viện thì chủ yếu là SGK, sách tham khảo, một số tạp chí được cấp miễn phí theo chương trình cho trường học vùng cao.
Có sách sẽ có thói quen!
Dự án Tủ sách Lam Sơn ra đời từ tháng 10-2016, bắt đầu từ ý tưởng của một nhóm nhà khoa học giảng dạy tại các trường đại học, được sự ủng hộ nhiệt tình và đồng hành của nhiều thế hệ học sinh Thanh Hóa.
Hàng nghìn đầu sách đã theo các tủ sách về với nhiều lớp học ở các huyện Quảng Xương, Tĩnh Gia, Triệu Sơn. Tháng 9 tới, dự án sẽ trao hơn 200 tủ sách, trị giá hơn 500 triệu đồng cho các lớp học ở huyện Mường Lát. Năm 2017, Tủ sách Lam Sơn dự kiến trao hơn 2.000 tủ sách cho các lớp học ở các trường nông thôn, miền núi. Mỗi tủ sách với khoảng 60-70 đầu sách, trị giá hơn hai triệu đồng. Nhưng tri thức, ích lợi mang lại trong mỗi quyển sách gấp nhiều lần như thế!
Muốn học sinh đam mê, muốn có thói quen đọc sách, trước tiên các em phải có sách để đọc. Điều này đã được khẳng định qua thực tế tại Trường tiểu học Hải Nhân (Tĩnh Gia), một trong những trường đầu tiên nhận tủ sách từ dự án. Không chỉ mượn sách về nhà, học sinh đọc sách ngay trong giờ ra chơi, tạo thành phong trào đọc sách trong trường. Nhiều học sinh đã tự mang sách của mình lên góp vào tủ sách lớp học, điều từ trước đến nay chưa từng có. Nhà trường cũng tổ chức các hoạt động như thi kể chuyện nhằm khuyến khích các em đọc sách.
“Cũng có nhiều khó khăn khi dự án Tủ sách Lam Sơn đi vào hoạt động từ cuối năm 2016. Khi thuyết phục các nhà hảo tâm chung tay cùng dự án, vì mục tiêu xây dựng văn hóa đọc và niềm đam mê đọc sách cho học sinh trên địa bàn miền núi, người ta nói chúng tôi quá lãng mạn”, chị Nguyễn Thị Minh Hiền, thành viên Tủ sách Lam Sơn nhớ lại. Ban đầu chỉ là những khoản ủng hộ ít ỏi của bạn bè, ngày càng có nhiều người thấy rõ hiệu quả của tủ sách và chung tay cùng dự án. Xây dựng tủ sách cho các em ở vùng núi có tính đặc thù. Hầu hết các em là người dân tộc thiểu số, vì vậy, sách phải được lựa chọn để phù hợp với các em. Một số điểm trường thậm chí cơ sở vật chất không đáp ứng được việc xây tủ sách, vì vậy các thành viên dự án kết hợp giữa tủ sách mini cho từng lớp học và tủ sách mini cho trường.
“Có sách đọc, học sinh sẽ có thói quen đọc sách!”, chị Hiền và những thành viên Tủ sách Lam Sơn đều tin như vậy.
Nguồn Báo Thời Nay
Có thể bạn muốn xem
Xã hội Việt Nam thời Lê – Nguyễn
Tha thứ cho nhau
Dưỡng sinh trong đời sống hằng ngày
Sáng tạo sâu thâu ý tưởng
Nhìn lại văn xuôi Việt 2022
Bạn cần đọc gì để hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia?
14 Nguyên tắc tăng trưởng thần tốc như Amazon
Con Đường Từ Bi
Ai-len – Vũ khúc mùa hè