Tập truyện ngắn “Bản tình ca cuộc sống” của nhà văn đầy nghị lực Trần Trà My viết về những câu chuyện có thể bắt gặp đâu đó trong cuộc sống với đủ cung bậc trầm bổng của cảm xúc, đem lại những góc nhìn nhân văn, ý nghĩa về cuộc đời.
Ăn phở
12h, quán phở vắng hoe, không một bóng người. Buổi trưa là thời điểm cái nắng gay gắt nhất trong ngày của TP.HCM.
Cô chủ quán liên hồi ngáp dài buồn ngủ. Cô vừa ngả người trên cái ghế nhựa, đang thiu thiu chợp mắt thì giật mình khi nghe tiếng gọi: “Cho tô phở tái đi”.
Cô chủ quán chợt tỉnh cơn buồn ngủ, nét mặt niềm nở và mừng rỡ đến mức quên sửa lại mái tóc bù xù của mình.
– Dạ vâng, anh trai ngồi vào bàn đi ạ!
Một người đàn ông khoảng gần 40 tuổi, mặc chiếc áo sơ mi màu trắng ngà bỏ trong quần, tay xách theo một cái cặp đen, mặt hơi đỏ và có nét mệt mỏi, vừa bước vào quán tìm chỗ ngồi thoáng mát vừa đưa tay áo lau đi những giọt mồ hôi đang lấm tấm trên mặt.
Ngồi phịch xuống ghế, người đàn ông mở vội chiếc cúc áo trên cổ ra như để trút bỏ phần nào cái nóng nực và cơn mệt mỏi trong người.
12h, quán phở vắng hoe, không một bóng người. Buổi trưa là thời điểm cái nắng gay gắt nhất trong ngày của TP.HCM.
Cô chủ quán liên hồi ngáp dài buồn ngủ. Cô vừa ngả người trên cái ghế nhựa, đang thiu thiu chợp mắt thì giật mình khi nghe tiếng gọi: “Cho tô phở tái đi”.
Cô chủ quán chợt tỉnh cơn buồn ngủ, nét mặt niềm nở và mừng rỡ đến mức quên sửa lại mái tóc bù xù của mình.
– Dạ vâng, anh trai ngồi vào bàn đi ạ!
Một người đàn ông khoảng gần 40 tuổi, mặc chiếc áo sơ mi màu trắng ngà bỏ trong quần, tay xách theo một cái cặp đen, mặt hơi đỏ và có nét mệt mỏi, vừa bước vào quán tìm chỗ ngồi thoáng mát vừa đưa tay áo lau đi những giọt mồ hôi đang lấm tấm trên mặt.
Ngồi phịch xuống ghế, người đàn ông mở vội chiếc cúc áo trên cổ ra như để trút bỏ phần nào cái nóng nực và cơn mệt mỏi trong người.
12h, quán phở vắng hoe, không một bóng người. Buổi trưa là thời điểm cái nắng gay gắt nhất trong ngày của TP.HCM.
Cô chủ quán liên hồi ngáp dài buồn ngủ. Cô vừa ngả người trên cái ghế nhựa, đang thiu thiu chợp mắt thì giật mình khi nghe tiếng gọi: “Cho tô phở tái đi”.
Cô chủ quán chợt tỉnh cơn buồn ngủ, nét mặt niềm nở và mừng rỡ đến mức quên sửa lại mái tóc bù xù của mình.
– Dạ vâng, anh trai ngồi vào bàn đi ạ!
Một người đàn ông khoảng gần 40 tuổi, mặc chiếc áo sơ mi màu trắng ngà bỏ trong quần, tay xách theo một cái cặp đen, mặt hơi đỏ và có nét mệt mỏi, vừa bước vào quán tìm chỗ ngồi thoáng mát vừa đưa tay áo lau đi những giọt mồ hôi đang lấm tấm trên mặt.
Ngồi phịch xuống ghế, người đàn ông mở vội chiếc cúc áo trên cổ ra như để trút bỏ phần nào cái nóng nực và cơn mệt mỏi trong người.
Ngồi phịch xuống ghế, người đàn ông mở vội chiếc cúc áo trên cổ ra như để trút bỏ phần nào cái nóng nực và cơn mệt mỏi trong người.
Tiếng dao băm thịt, đập đập cọng hành lá khiến người khách chăm chú nhìn cô chủ quán. Bất chợt ông giật mình khi văng vẳng bên tai giọng đanh thép của bà vợ: “Ông làm gì thì làm, chiều nay không mang lương về thì đừng hòng vác xác về cái nhà này”.
Lương! Nỗi khổ nhất của người đàn ông là đến tháng mà không đem lương về đưa cho vợ, đồng nghĩa với việc những ngày sau đó nhà sẽ không có một bữa cơm ngon lành và cái tai của người đàn ông sẽ mệt mỏi với đủ lời càu nhàu của vợ.
“Phở của anh trai đây”. Cô chủ quán nhẹ nhàng đặt tô phở xuống bàn kèm theo một nụ cười niềm nở. “Anh ăn từ từ kẻo nóng nhé!”. Giọng nói dịu nhẹ khiến ông khách thầm nghĩ trong đầu: “Ừ, thì vẫn là phụ nữ nhưng sao bà vợ mình ở nhà lại có giọng nói thét ra lửa, còn cô chủ quán thì nói theo kiểu nhả ra hoa ra ngọc”.
Tô phở tái vẫn nghi ngút khói. Mùi của hành lá, ngò gai, hành tây hòa quyện thêm chút vị tiêu cay cay, ngắt thêm nhúm húng quế, cho thêm một ít giá trụng và vắt thêm miếng chanh là đã có ngay một tô phở cực ngon khỏa lấp cơn đói đang cồn cào trong bụng, vì một nhẽ sáng giờ trong bụng người đàn ông chỉ có vài chai bia lúc nãy đi tiếp khách.
Ăn chừng lưng nửa tô thì mồ hôi tuôn ra như tắm. Ông khách bèn gọi thêm cốc chanh đá. Uống thêm vị chua vào cho nhả bớt hơi men để chiều còn đến cơ quan họp. Chưa đầy ba phút sau, ly nước đá chanh pha đã được mang ra. Lần này cô chủ quán lại nở nụ cười tươi hơn: “Dạ nước chanh của anh đây ạ!”.
Ông khách đáp bằng cái gật đầu, cười nhẹ như một lời cảm ơn thái độ phục vụ nhiệt tình của cô chủ quán, rồi lại tiếp tục tập trung vào tô phở nóng hổi.
– Khăn lạnh, anh lau mồ hôi cho mát nhé.
– Ông khách giật mình khi cô chủ quán đem ra cái khăn lạnh.
– Ồ, cảm ơn cô. Giá mà vợ tôi ở nhà cũng dịu dàng bằng nửa như cô thì phúc cho tôi quá nhỉ?
Cô chủ quán vừa lau cái bàn bên cạnh, vừa tươi cười đáp:
– Anh à, thật ra phở là phở vì phở không vướng bận gánh nặng gia đình, còn cơm là sự thường nhật mỗi ngày, là một phần của gia đình nên cơm chẳng thể nào hồn nhiên để tỏ ra dịu dàng, vì một nhẽ cơm luôn lo lắng xem hôm nay bữa cơm sẽ có những món gì trên bàn, ngày mai lấy tiền đâu đóng học phí cho con…
Ngừng một lúc cô chủ quán lại thở dài nói tiếp:
– Nhất là trong thời kỳ bão giá này anh ạ!
Ông khách liền gật gật tiếp vào:
– Ừ, nhà nước tăng lương cho công nhân viên chức, nhưng nửa tháng rồi cơ quan tôi vẫn chưa phát lương nên hai tuần nay tôi không được yên thân với vợ, giữa trưa nắng phải ra đây ăn phở.
Nói một hồi ông chợt trầm tư nghĩ về một điều gì đó.
– Nghĩ mà nực cười khi nhà nước bảo tăng lương để bù trượt giá. Thế nhưng lương tăng một thì giá cả đã tăng mười. Bù với chả trượt. Chẳng thấm vào đâu cả!
Ông khách nhìn xa xăm và nói tiếp:
– Nhiều lúc cầm đồng lương đưa cho vợ mà không khỏi ngậm ngùi. Chỉ chừng đó lương mà nào chợ búa cơm nước, gas, điện, xăng rồi học hành con cái, ốm đau bệnh tật. Thử hỏi lấy đâu ra khoản dự phòng dành dụm khi nhà có phương này việc nọ.
Cô chủ quán bật cười bảo:
– Anh thông cảm, những người đưa ra quyết định họ đâu có sống bằng lương nên cứ nghĩ tăng lương như vậy là thỏa đáng cho đời sống công nhân viên chức, chứ ai ngờ chỉ như là muối bỏ biển mà thôi.
Nghe xong cả ông khách và cô chủ quán đều nhìn nhau cười, nụ cười méo mó để cho nó giải phóng đi hết những bức bối trong lòng. Liếc nhìn đồng hồ đã gần một giờ rưỡi, ông khách liền gọi tính tiền để chuẩn bị đến cơ quan làm việc.
– Dạ, của anh vị chi hết bốn mươi hai nghìn. Tô phở ba mươi, ly nước chanh mười và khăn lạnh hai nghìn.
Ông khách mở ví ra, trong ví chỉ còn mỗi một tờ mười nghìn và một tờ năm chục. Đưa tờ năm chục nghìn cho cô chủ quán thối tiền, ông khách thầm nghĩ trong bụng:
“Chiều nay nếu vẫn chưa có lương thì tối giả vờ về muộn rồi ăn tạm ổ bánh mì hay cái bánh bao. Sáng mai nếu vợ không chừa cơm nguội thì lại vác cái bụng rỗng đi làm thôi. Hừ, ăn xong tô phở suýt không đủ tiền trả, trong khi mang danh là một viên chức gần hai mươi năm”.
Ông khách lủi thủi đi ra khỏi quán phở bình dân, bắt đầu buổi chiều làm việc với niềm hy vọng chiều nay được nhận lương mới.
Có thể bạn muốn xem
Đi dọc dòng sông Phật giáo
“Đêm núm sen” – phản chiến bằng thân thể
Những nhân chứng cuối cùng
Đọc vị tâm trí
Từ điển Việt – Bồ – La và các cứ liệu liên quan
Chuyện người, chuyện ta
Du Ký Xanh – Hành Trình Cứu Biển
Thương tiếc nhà văn Nguyễn Quốc Trung
Tập luyện cổ họng – 5 phút 1 ngày giúp kéo dài 10 năm tuổi thọ