Vì tôn thờ đức Chúa Trời nên gọi là Thiên Chúa giáo, từ Ki Tô giáo là phiên âm chữ Christ, còn Gia Tô là phiên âm chữ Catho từ Hy lạp có nghĩa là toàn cầu, gọi là Công Giáo chỉ riêng người Việt Nam dùng, Jesus được tôn sùng là đấng Christ con của Ðức Chúa Trời.

Chúa Jesus có tên thật theo tiếng Do Thái là Joshua (có nghĩa Chúa là đấng cứu thế) hay Jesua hoặc Jesu (theo tiếng Aramê), đây là tên thông dụng thời bấy giờ. Cha ngài là Joseph làm nghề thợ mộc và mẹ ngài là Mary (theo nguyên ngữ cha ngài là Joses và mẹ là Mirjam), sinh sống tại Nazareth, xứ Galilee, nhưng họ phải đi đến Bethlelem ở xứ Judea là quê mẹ vì cuộc điều tra dân số. Chúa Jesus sinh ra nơi cánh đồng cỏ, khoảng tháng 4 năm 4 trước tây lịch, tại Bethlelem, gần cuối triều đại của Herod the Great. (đến năm 523 Giáo Hoàng John I cho một tu sĩ ở toà thánh làm lịch và lấy mốc năm sinh của chúa Jesus là năm 1 của Dương lịch (còn gọi là Tây lịch hay công nguyên, nhưng thực ra đã bị sai, vì năm 1 đó, Jesus đã được sinh ra đến 4 năm rồi). Thánh kinh ghi rằng khi chúa Jesus sinh ra, ba nhà chiêm gia ở Ðông phương thấy có sao lạ xuất hiện trên trời, biết là có thánh nhân xuất hiện, nên tìm đến triều đình vua Herod hỏi thăm cho biết nơi nào để ra mắt thánh nhân, nhưng triều đình cũng không biết, nên vua yêu cầu ba chiêm tinh khi biết thánh nhân mới sinh ấy ở đâu, thì cho nhà vua biết để vua chào mừng thánh nhân. Sau khi ba chiêm tinh gia gặp được chúa Jesus, hiến dâng vàng bạc rồi trở về phương Ðông mà không cho vua biết, vua Herod tức giận vì không biết tung tích, nên ra lệnh giết tất cả trẻ con từ 2 tuổi trở xuống ở vùng Bethlelem. Trước đó Joseph được thiên sứ báo mộng nên đã đưa vợ và chúa Jesus qua lánh nạn ở Ai Cập, nên đã thoát nạn. Sau khi vua Herod băng hà, con lên nối ngôi, Joseph mới đưa gia đình về Nazareth, chúa Jesus đã trưởng thành ở tại xứ Galillee nầy. Khoảng 26 hay 27 tuổi, có John bà con họ với chúa Jesus, là con của Zachariach bắt đầu giảng đạo và làm phép rửa tội tại xứ Galillee, chúa Jesus là một trong những người đến rửa tội với John ở sông Jordan. Sau đó Chúa Jesus giảng đạo và hình thành giáo đoàn của mình, làm tăng thêm tín đồ và có 12 sứ đồ ở cạnh. Chúa Jesus dạy người ta phải kính yêu Chúa Trời và người lân cận – bất kỳ ai, dù là người lạ hay kẻ thù. Người dạy rằng sự cứu rỗi còn tùy thuộc sự thành thật tận tâm đối với Chúa Trời hơn là chỉ theo từ ngữ trong giới luật tôn giáo. Vào khoảng 29 hay 30 tuổi Chúa Jesus và những sứ đồ đi đến thành phố Jesusalem trước lễ Vượt qua của Do Thái. Thành phố đón mừng người, do đó người biết nhiệm vụ của người ở trần thế cũng sắp chấm dứt. Một nhóm nhỏ trong hệ thống giáo quyền của Ðền Thờ tại thành phố Jesusalem lo sợ Chúa Jesus là nguồn gốc rắc rối cho họ, nên tìm cách loại trừ Chúa Jesus. Vài ngày sau khi Chúa Jesus đến thành phố Jesusalem, Người tập họp 12 sứ đồ lại trong bửa tiệc Ly (Last Supper). Chính trong buổi tiệc nầy Người đã cho biết có một sứ đồ phản Chúa, khi Juda hỏi Chúa: ?? – Thưa thầy có phải tôi chăng ??? Chúa đáp : ?? – Thật như ngươi đã nói.??. Sau đó, Chúa lấy bánh tạ ơn rồi, bẻ đưa cho môn đồ và nói : ?? – Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta.?? Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ và nói rằng: ?? – Hết thảy hãy uống đi, vì đây là huyết ta, huyết của sự giao ước đổ ra cho nhiều người được tha tội. Ta phán cùng các ngươi, từ rày về sau, ta không uống trái nho nầy nữa, cho đến ngày ta sẽ uống trái nho mới cùng các ngươi ở nơi nước cha ta ??.

Ðó là sự kiện tạo ra lễ ban thánh thể (Holy Communion) sau nầy. Cùng đêm đó, do Juda chỉ điểm, Chúa đã bị người của Ðền Thờ bắt giữ, kết án đã mạo danh Christ là con đức Chúa Trời, rồi giải tới quan Tổng Trấn La Mã Pontius Pilate, sau đó đến vua Do Thái Herod. Cuối cùng vụ án giao cho Tổng Trấn Pilas, Pilas đã y án theo phán quyết của Hội Ðồng Thượng tế, Ký lục và Kỳ lão của Ðền Thờ tại thành Jesusalem gồm có 70 người, đã phán quyết đóng đinh Chúa Jesus trên thập tự giá vì tội xưng vua xứ Do Thái, tội ấy bị phạt đánh roi rồi xử treo hay đóng đinh trên cây thập tự ở ngoại thành Jesusalem. Chúa phải vác cây thập tự đi một đoạn đường chừng 6 cây số ngàn để ra khỏi thành Jesusalem, đến địa điểm thi hành án. Sau 3 giờ bị đóng đinh trên cây thập tự, Chúa Jesus chết rồi đem chôn. Ngày thứ ba, mộ của Chúa Jesus được phát hiện là trống trơn. 9 lần Chúa đã hiện ra cho các tông đồ thấy và 40 ngày sau Chúa đã phục sinh và vào cõi Thiên đàng. Những người Thiên Chúa Giáo tin tưởng Chúa Jesus là đấng Christ là Con của Chúa Trời, người sống như con người để mang thông điệp của Chúa Trời cho thế gian.

Người ta cũng tin rằng Chúa Jesus là một với Chúa Trời. Do Thái là đạo có nguồn gốc từ thõa hiệp, còn Thiên Chúa là đạo có nguồn gốc từ lòng Bác ái của Chúa Trời mà ra, như có người cật vấn Chúa Jesus : ?? – Thưa thầy, trong luật pháp, điều răn nào là quan trọng hơn hết ???. Chúa Jesus trả lời : ??- Ngươi hãy đem hết lòng, đem hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là đức Chúa Trời ngươi. Ấy là điều răn thứ nhứt và lớn hơn hết. Còn điều răn thứ hai, cũng như vậy: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận mình. Hết thảy luật pháp và lời tiên tri đều bởi hai điều răn đó mà ra.??. Vậy Thiên Chúa giáo căn bản vẫn là từ Do Thái giáo mà ra, cho nên vấn đề nguồn gốc Vũ trụ và Con người Thiên Chúa Giáo cũng tin giống như Do Thái giáo là Thiên Chúa đã tạo dựng ra Vũ trụ và con người. Về mặt lịch sử tôn giáo, Thiên Chúa giáo cơ bản là Do Thái giáo nhưng theo hình thái phương Tây, lần đầu tiên Thiên Chúa giáo phân chia giữa nhà thờ Ðông và Tây Phương. Ðến thế kỷ XVI có sự Cải cách bắt đầu tại nước Ðức, sau ở trong các nhà thờ tại Anh quốc, sau dẫn đến sự triển khai về Tin lành (Protestantism có nghĩa là phản đối, tức phản đối uy quyền của Giáo hoàng La Mã), do đức Chúa Jesus đem đến tin lành về sự cứu rỗi linh hồn con người. Ngày nay Thiên Chúa giáo chia ra, phần lớn là Thiên Chúa giáo La mã (Roman Catholicisn), Chính Thống giáo (Orthodox) và Tin Lành (Protestantism). Chính Thống giáo có Linh mục hành lễ, còn Tin Lành có Mục sư (là người có gia đình) hành lễ, cả hai đều không thừa nhận giáo quyền Toà thánh La Mã.