Đạo Phật là đạo của Trí tuệ, muốn thực hành được lời Phật dạy, trước tiên phải đầy đủ Văn- Tư – Tu Tam Tuệ, mới có thể như thật mà thực hành lời Phật dạy. Quyển sách này, với việc giới thiệu căn bản về Phật Pháp, đưa hành giả học Phật, hiểu từ giáo nghĩa căn bản, cho đến các phương pháp thực hành, để thành tựu cửa giải thoát và con đường thành Phật. Con đường thành Phật là sự thức tỉnh, giác ngộ về Phật pháp, cho nên bài pháp nào cũng quan trọng, cũng viên dung, cùng hỗ trợ cho hành giả đi đến con đường giải thoát, thành tựu Phật quả.
Nội dung tuy không bao trùm tất cả Phật pháp, nhưng khái quát được phần nào giáo nghĩa căn bản của Phật pháp, từ lúc mới bắt đầu học Phật, đến khi thực hành Pháp Thanh Văn Thừa, rồi thực hành Bồ Tát Đạo, Phật Đạo. Trong đó bao gồm các phần: Đức Phật và Phật Pháp, Tam Quy, Ngũ Giới, Thập Thiện Nhân Quả, Nghiệp Báo, Tứ Thánh Đế của hàng Thanh Văn Thừa. Thập Nhị Nhân Duyên, Lục Độ, Tứ Hoằng Thệ Nguyện của hàng Duyên Giác và Bồ Tát đạo. Cho đến các pháp môn như: Phương pháp niệm Phật, trợ niệm, thực hành Hạnh Quán Thế Âm Bồ Tát, đây là các phương pháp tu tập thích hợp với các căn cơ, dễ dàng ứng dụng vào thực tiễn, cùng quan niệm đúng đắn hơn về Phật học.
Tri thức nhân loại ngày càng phát triển, đồng thời cũng làm ảnh hưởng lớn đến hầu hết các lĩnh vực từ văn hóa, xã hội, kinh tế… Nhưng Mạt học nhận thấy rằng việc kết hợp giáo lý, tư tưởng “từ bi, hướng thiện” của Phật học vào các lĩnh vực trong đời sống lại rất ít được đề cập, trong khi đó ngược lại với sự phát triển của tri thức, khoa học là sự xuống cấp trầm trọng về đạo đức con người. Đó là vấn đề rất đáng quan ngại. Hơn nữa, thế giới vật chất đang dần phủ kín tâm trí của con người, ít ai biết tìm đến đời sống tâm linh thanh tịnh, vắng lặng, bình an, hay cao cả hơn nữa là con đường tu tập thoát khổ.
Cuốn sách này mong góp phần nào vào sự nhận thức Phật học, hay phương pháp hành trì của người học Phật, để nhiều người được tiếp cận hơn với Đạo Phật, để từ đó có chính kiến, chính tư duy của Phật pháp, có đời sống trí tuệ, từ bi, lợi mình, lợi người, thoát khỏi sự si mê của cõi hồng trần. Đối với người mới bước chân vào con đường học Phật, tu Phật và hướng đến thành Phật, đây cũng có thể được coi là quyển sách gối đầu giường để hiểu hơn về Phật Pháp, giúp tăng trưởng Văn − Tư − Tu, Giới − Định − Tuệ, cũng là hành trang tìm về nguồn sáng trí tuệ của Phật đà.
Trong khi biên soạn không khỏi những sai sót, khiếm khuyết, ngưỡng mong chư thiện hữu tri thức từ bi hoan hỷ. Nguyện có chút công đức nào, cũng xin hồi hướng khắp pháp giới chúng sinh, đầy đủ phúc tuệ, thành tựu Phật quả.
MỤC LỤC
Lời đầu sách
Đức Phật và Phật pháp
Từ phàm phu đến Hiền Thánh
Quy y Tam bảo: Nền tảng đầu tiên để tu học Phật pháp
Năm giới việc làm thiện lành và căn bản của cõi người
Nhân quả và con đường hướng thiện
Nghiệp: Nghiệp thiện hay nghiệp ác
Sám hối: Biết nhận lỗi, sửa lỗi để cuộc sống tốt lành hơn
Tam vô lậu học Giới – Định – Tuệ: Khuôn mẫu chuyển mê khai ngộ
Tứ Thánh Đế: Bài học đầu tiên: đầy đủ giáo nghĩa và sự tu tập trong Phật giáo
Mười hai nhân duyên: Phương pháp giác ngộ thành Phật
Lục Độ Ba la mật: Bồ Tát thực hành sáu pháp Ba la mật để thành tựu quả vị Phật
Tứ hoằng thệ nguyên: Con đường thực hành Phật của Bồ Tát
Pháp môn nhiệm Phật
Trợ niệm khi lâm chung
Bồ Tát Quán Thế Âm trong đời sống của chúng ta
Trích đoạn sách:
Theo Phật tu hành
Đức Phật, một con người bằng xương thịt như chúng ta, nhưng Ngài đã giác ngộ tỉnh thức, xa lìa việc ác, tu tâm dưỡng tính, công đức, trí tuệ, từ bi viên mãn, nay đã thành Phật. Ngày nay, chúng ta làm đệ tử Phật, học tu theo hạnh của Ngài. Cuối cùng, cũng có thể thành Phật, từ một người phàm phu ngu si mê muội có thể thành tựu Thánh quả, tức A La Hán, Bồ Tát và Phật thừa.
Kinh Đức Phật cũng nói đến, trong sáu cõi luân hồi, cõi người là môi trường điều kiện tốt nhất để tu tập. Và chỉ có cõi người, con người mới có thể tu hành thành Phật. Vì địa ngục thì đau khổ, chỉ mong được giảm tội hành hình, ngạ quỷ thì đói khát, khổ sở, không thể có tâm trí để tu học Phật pháp, cõi súc sinh thì ngu si mê muội. Cõi A Tu La thì sân hận tức tối; cõi Trời thì ham thú hưởng thụ. Vì vậy, chỉ có cõi người là có thể tu tập. Cũng có cách nói khác, cõi người có ý chí mãnh liệt, thắng tất cả các cõi. Cõi người lại đầy đủ sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý và sáu thức, cho nên có thể thực hành phạm hạnh giới luật, tu tập và đoạn phiền não. Cõi người có vui nhưng cũng có khổ, nên người nào thấy khổ mà dốc lòng tinh tiến dũng mãnh thì đều có thể giải thoát.
Thế nên, trong kinh Dược Sư nói: “Có được thân người này là khó, được nghe Phật pháp lại càng khó hơn…” Con người thực ra là rất quý báu, rất đáng trân trọng, nhưng phần lớn con người chọn của cải vật chất, gia đình, nhà cửa là quý báu, rồi không biết chăm sóc cái thân này, tích phúc tu thiện cho cái thân này, để được thân mạnh khỏe, tâm an lạc, thân tâm không phiền não. Vậy nên, cần phải tỉnh ngộ để giác ngộ thân tâm, dũng mãnh tu hành. Chuyển hóa từ phàm phu lên Thánh Nhân
Có thể bạn muốn xem
Thưởng trà dưới mái hiên nhà
Tranh luận về thể loại sách tranh tìm kho báu
“Tháo dây oan trái – Giữ đời thong dong” – Hạnh phúc gia đình dưới cái nhìn Phật học
Xuất bản thu hơn 4.000 tỷ đồng, nhưng một nửa do bán sách giáo khoa?
Nguyên lý Marketing
Đừng trở nên xấu xa – Để Big Tech ‘không trở thành kẻ xấu’
Time Management Ninja – 21 Quy Tắc Cơ Bản Để Quản Lý Thời Gian
Real Confidence: Không còn cảm giác nhỏ bé và bắt đầu trở nên can đảm
Nền đạo đức Tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản