Nhà diễn thuyết, triết gia người Ấn Độ Krishnamurti cho rằng dạy học không chỉ là công việc đem lại kiến thức mà bắt buộc trong đó phải chứa đựng tình yêu thương.
Giáo dục và Ý nghĩa cuộc sống là tác phẩm của nhà hiền triết nổi tiếng người Ấn Độ J.Krishnamurti. Không chỉ trong sách mà ngoài đời những phát biểu và tư tưởng khác biệt của ông từng khiến độc giả ở Ấn Độ và cả thế giới bất ngờ.
Ông cho rằng nếu giáo dục chỉ để trở nên khác biệt, giành lấy một công việc tốt hơn và có nhiều năng lực, thống trị người khác nhiều hơn thì cuộc sống sẽ trở nên trống rỗng và hời hợt vô cùng.
Bìa sách Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống.
Với Giáo dục và Ý nghĩa cuộc sống, tác giả cũng mang đến câu chuyện mới về giáo dục. Theo ông, con người là một tổng thể hài hòa được tạo thành từ nhiều khía cạnh khác nhau. Muốn tạo dựng một nền giáo dục đúng đắn thì phải hiểu rõ ý nghĩa cuộc sống trong tính toàn thể của nó, kết nối những mâu thuẫn, khác biệt thành thể thống nhất.
Bằng lối hành văn khúc triết, gần gũi, J.Krishnamurti cho rằng dạy học không nên trở thành một nghề của những chuyên gia rao giảng kiến thức đơn thuần. Khi đó tình thương sẽ phai tàn mà tình thương chính là yếu tố cốt lõi của quá trình phát triển toàn diện.
Theo tác giả chúng ta nên học cách trở thành người có lòng trắc ẩn, biết bằng lòng với những cái tối thiểu và tìm kiếm cái tối cao. Chỉ khi đó nhân loại mới thực sự được cứu rỗi.
Jiddu Krishnamurti (1895-1986) là một triết gia, nhà diễn thuyết nổi tiếng về các vấn đề triết học và tinh thần. Được sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp Brahmin, tầng lớp cao nhất tại Ấn Độ, nhưng Krishnamurti khẳng định rằng mình không thuộc bất cứ quốc tịch, tầng lớp, tôn giáo hay trường phái triết học nào. Ông dành suốt quãng đời còn lại của mình đi khắp thế giới như một nhà diễn thuyết độc lập.
Theo Thanh Hà/zing.vn
Có thể bạn muốn xem
Rưng rưng mùa lũ…
Phớt lờ âu lo
Cởi trói linh hồn
LÒ SÁT SINH SỐ 5
Cuộc đời và sự nghiệp của tôi
7 cách đơn giản để xây dựng chế độ ăn thân thiện với môi trường
Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương 2 – Một Sài Gòn quen mà lạ
Đi tìm nguồn gốc dịch bệnh
“Hủ tiếu” hay “hủ tíu”?