Dù ăn đã quen miệng, nhiều người vẫn chưa biết viết tên của món hủ tíu/hủ tiếu sao cho đúng chính tả.

“Hủ tiếu” hay “hủ tíu”, theo Vương Hồng Sển (Sài Gòn Tạp Pín Lù), vốn là một món ăn của người Triều Châu, tên gốc là “củi tíu”. Trong đó, “củi” nghĩa là quế, “tíu” là nhỏ. “Củi tíu” hiểu là bánh bột cọng nhỏ, có mùi quế. Đây là một món ăn với thịt heo, tôm tơi, gan heo… Sau này, người dân đọc trại “củi tíu” thành “hủ tíu”.
Tuy nhiên, trong Từ điển tiếng việt: 41.300 mục từ, GS. Hoàng Phê lại ghi nhận “hủ tiếu”. Nghĩa là một “món ăn làm bằng bột gạo với thịt lợn, tôm băm, chan nước dùng hoặc xào khô”.
Tương tự, Đại từ điển tiếng Việt (1999) cũng giải thích “hủ tiếu: món ăn phổ biến ở Nam Bộ, có gốc từ món ăn của người Hoa, có bánh trắng, sợi nhỏ và giòn hơn bánh phở, thơm mùi tôm khô, vị ngọt”.
Tóm lại, “hủ tíu” là từ gốc được phiên âm từ tiếng Triều Châu còn “hủ tiếu” là từ được ghi nhận vào từ điển với tư cách toàn dân. Ngày nay người ta chấp nhận cả hai cách viết “hủ tíu” lẫn “hủ tiếu”.
nguồn:https://znews.vn/hu-tieu-hay-hu-tiu-post1457745.html
Có thể bạn muốn xem
Ai là người Việt Nam đầu tiên biết đến và truyền bá thuyết đa trí tuệ?
Pháp Sư và Nhà Tiên Tri
Chiêm Tinh Học – Vận dụng trí tuệ về các vì sao vào đời sống
Hội Kín Xứ An Nam
Hồi sinh Tủ sách học làm người
Lý do sách biến theo người
Tỏ giăng tỏ đèn
Mô hình chất lượng dịch vụ trong bán lẻ
Điều gì xảy ra khi trao quyền xuất bản cho giới KOL?