Hai cuốn sách “Kỉ nguyên khô hạn” và “Cơn khát khủng khiếp” cho biết số phận nguồn nước ngọt trong thế kỷ XXI và tương lai đầy sóng gió của nước.
Có phải “nước” từng có trên Trái Đất này cũng là thứ nước mà chúng ta đang có ở đây, mãi mãi, đúng theo nghĩa đen, hay vẫn đang được tạo ra thêm bằng cách nào đó trong vũ trụ?
Lẽ nào mọi thứ nước ta sử dụng đều từng là “nước sinh học” trong cơ thể sinh vật nào đó, và chúng ta đang phải sử dụng thứ gọi là nước đã “cũ” hàng tỉ năm?
Vì sao có thể nói bản thân nước không trở nên khan hiếm hơn, nó chỉ đơn giản trốn khỏi chỗ mà người ta quen tìm – nơi con người của mọi nền văn minh coi chuyện có sẵn nước là điều hiển nhiên – để xuất hiện ở một chỗ nào đó khác?
Tại sao một số khu vực nổi tiếng là ẩm ướt của chúng ta lại khô hạn, trong khi lũ lụt nghiêm trọng lại diễn ra ở các khu vực nổi tiếng là khô hạn?
Tại sao nước lại đang được biến thành một loại hàng hóa đắt đỏ chẳng kém gì dầu khí, và tại sao nó lại đang ở đỉnh điểm của tranh chấp?
Vô số câu hỏi được đặt ra trong hai cuốn sách về chủ đề nước: Kỉ nguyên khô hạn (tác giả: Alex Prud’homme) và Cơn khát khủng khiếp (tác giả:Charles Fishman). Hai cuốn sách cũng cho biết số phận nguồn nước ngọt trong thế kỷ XXI và tương lai đầy sóng gió của nước.
Trong khi vi khuẩn có thể sống hàng thế kỷ mà không cần nước, và các loại rùa sa mạc có thể sống hàng năm mà không cần uống một giọt nước, những con lạc đà cũng có thể đi trên sa mạc suốt sáu tháng mà không cần nước, thì tất cả các thể sinh vật khác lại cần nước để hình thành dinh dưỡng, sinh đẻ và di chuyển.
Con người là những sinh vật lệ thuộc đặc biệt vào nước; thậm chí, bạn có thể nói nước là thứ định hình chúng ta… Con người có thể sống một tháng mà không có thức ăn, nhưng đa số chỉ có thể tồn tại vài ngày khi không uống nước.
Nhưng con người lại có xu hướng không để tâm đến nước. Chúng ta vô tình làm ô nhiễm nước, định giá nước quá rẻ, và lấy nước quá nhiều quá nhanh từ môi trường – thường vì các lợi ích ngắn hạn. Hậu quả là nước ngọt đã trở thành nguồn tài nguyên bị đánh giá thấp nhất trên trái đất.
Nước ở vòi trong bếp, nước đóng chai nhập khẩu, nước tưới tiêu cho cây cối, các công trình thủy cho vận hành nền công nghiệp… cho đến nước siêu tinh khiết trong công nghiệp vi mạch điện tử, những cột nước cao 200 m ở đài phun cao nhất thế giới tại Dubai… được làm ra như thế nào? Phần đông chúng ta không biết.
Vì nước thường làm con người khổ sở với những thảm họa thiên nhiên – bão tố, lụt lội, băng tan… và cả hạn hán. Đó còn là những sự kiện có gốc gác văn hóa sâu xa: Bao nền văn minh nhân loại đã sụp đổ do những vấn nạn nước.
Người ta từng nói nền văn minh hiện đại của chúng ta đã có một trăm năm “kỷ nguyên vàng” về nước, với cả ba thứ mà chúng ta vẫn coi là đương nhiên: thừa thãi, an toàn, và rẻ mạt.
Vâng, nhưng khoa học và kinh tế học về nước gần đây đã chứng minh rằng cả ba phẩm chất ấy của “nước sống còn” sẽ không hiện diện cùng nhau nữa trong các thập kỷ sắp tới.
Chúng ta có thể có nước thừa và rẻ, nhưng sẽ là “nước quay vòng”, dùng cho những việc như tưới cây, rửa xe.
Tuy nhiên để uống, chúng ta chắc chắn phải uống nước an toàn, và nó có thể không còn rẻ. Thời hoàng kim của nước sắp kết thúc. Chúng ta đang ở ngưỡng cửa của cuộc cách mạng nước hiện đại lần thứ hai, và sẽ làm thay đổi thái độ của chúng ta ít ra cũng mạnh mẽ như một trăm năm trước.
Chúng ta có thành tựu vĩ đại vượt xa những thế hệ tiền bối là vì chúng ta có thể hiểu nước và có thể sử dụng nó một cách sáng suốt.
Mọi thứ về nước là về sự đổi thay triệt để, tất nhiên, ngoại trừ bản thân nước.
nguồn: https://zingnews.vn/sap-het-thoi-dung-nuoc-xa-lang-post1350611.html
Có thể bạn muốn xem
Website giúp bạn cập nhật liên tục tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán trên toàn thế giới
Hồi giáo (Islam)
Con Đường Từ Bi
Kinh dịch 4.0
Thành Phong, họa sĩ Còm tái hiện thời bao cấp qua sách tranh
Nhật ký từ bệnh viện dã chiến: Chấp nhận xa nhau để được gần nhau trong thời gian sớm nhất
Căn Cước
Cuộc cách mạng từ bi
10 điều nên làm để cuộc sống tốt đẹp hơn