Cuốn sách Mỗi đứa trẻ đều là một thiên tài đưa ra những lời khuyên thực tiễn để giúp đỡ phụ huynh trong việc đối xử với con trẻ hàng ngày bởi phần lớn phụ huynh vẫn chưa biết cách đối xử với con em làm sao cho phải. Theo khảo sát thì đa số cha mẹ khi dạy trẻ thường thiên về hai thái cực: hoặc đánh đập, chửi mắng để làm cho chúng khiếp sợ – hoặc nuông chiều đến nỗi chúng muốn làm gì thì làm. Cả hai thái độ ấy đều có hại lớn cho trẻ em, nhất là về phương diện giáo dục.

Nội dung cuốn sách Mỗi đứa trẻ đều là một thiên tài

Không có trẻ hư – chỉ có cha mẹ dạy con chưa đúng cách

Ngày nay vẫn tồn tại rất nhiều bậc phụ huynh vẫn có những lối giáo dục thiên lệch, gò ép với trẻ. Rồi kết quả là gì? Trải qua áp lực trong thời gian dài làm cho ý nghĩ, tâm hồn của trẻ cằn cỗi như cây trên sa mạc, chúng sống trong sự áp đặt của cha mẹ mà quên đi mình thực sự mong muốn điều gì. Bởi vậy cho nên các nhà giáo dục trên toàn thế giới đã áp dụng những phương pháp khoa học, vừa nhân đạo lại thích đáng cho sự phát triển của con người.

Chúng ta – những phụ huynh đề chung mơ ước mong muốn con mình sẽ nên người, trưởng thành, là những công dân có ích với gia đình và xã hội. Vậy nên, việc hiểu và tham khảo những cách thức để xây dựng một gia đình tốt đẹp, tạo lập một môi trường giáo dục tốt đẹp để cho con hạnh phúc lớn lên là điều cần thiết với mọi cấp học, đặc biệt là từ mầm non cho tới hết tiểu học.

Bạn nên biết rằng, nghề làm cha mẹ cũng cần phải học

Tập hợp những phương pháp giáo dục con trẻ chuẩn mực, kế thừa sự tiến bộ của những phương pháp phổ biến như Reggio Emilia hay Montessori, Mỗi đứa trẻ đều là một thiên tài là cuốn sách hướng tới triết lý giáo dục con trẻ phù hợp với người Việt Nam. Nội dung sách được triển khai với ba phương diện tiếp cận: Tâm sinh lý lứa tuổi – Tạo dựng và rèn giũa phẩm chất – Giao thoa giá trị. Cha mẹ có thể cùng tìm hiểu về cách tạo lập thói quen tốt và cách giáo dục con cái một cách thông minh và đầy yêu thương thông qua 7 chương sách

Chương 1: Cùng xây tổ ấm

  1. Gia đình – một sản phẩm của tạo hoá
  2. Sứ mệnh tương lai của gia đình
  3. Sứ mệnh giáo dục của gia đình

Chương 2: Những người trong gia đình

  1. Người mẹ là trung tâm
  2. Người cha là tấm gương
  3. Con cái là trọng tâm
  4. Ông bà là cánh tay đắc lực

Chương 3: Đời sống gia đình

  1. Hạnh phúc khi về nhà
  2. Nhu cầu tiền bạc
  3. Sinh hoạt gia đình sáng – tối

Chương 4: Những sai lầm thường gặp trong giáo dục trẻ

  1. Một số bài học nuối tiếc
  2. Né tránh vấn đề nhạy cảm
  3. Áp đặt và mệnh lệnh
  4. Ám thị sai lầm
  5. Trách phạt sai cách
  6. Kích thích có hại

Chương 5: Uốn nắn đạo đức

  1. Chữa bệnh lười biếng
  2. Loại bỏ sự tự ti
  3. Giải mã tật nói dối
  4. Diệt thói trộm cắp
  5. Tinh thần quả cảm
  6. Đạo đức làm người

 Chương 6: Tạo lập thói quen tốt

  1. Bữa ăn gia đình
  2. Học cách đọc sách
  3. Hoạt động vui chơi
  4. Thể dục thể thao

Chương 7: Giáo dục nhà trường

  1. Nên cho trẻ em đi học sớm không?
  2. Lứa tuổi mẫu giáo
  3. Nhà trường dạy gì?
  4. Thành tích có quan trọng không?

Hãy trở thành phụ huynh thông thái – để những đứa trẻ thông minh ngập tràn hạnh phúc

Các nhà giáo dục còn cho rằng muốn uốn nắn trẻ em thì trước hết cha mẹ phải tự uốn nắn mình bởi phần đông phụ huynh chúng ta có con trẻ nhưng đạo làm cha mẹ hầu như chưa biết hết. Chúng ta không nên nghĩ rằng cung cấp cho con em đủ cơm – áo và những con chữ là chúng ta đã làm tròn bổn phận. Những yếu tố ấy chưa đủ để tác thành con người được. Công việc giáo dục còn đòi hỏi ở chúng ta nhiều hơn nữa. 

Ông C.Freinet ví đời người với một dòng suối. Lúc sơ khởi, dòng suối ấy chảy êm đềm giữa những bờ mềm mại. Nhưng dần dần trải qua rừng rậm hố sâu, nó tự thêm nước, kéo thêm rác rến, cây cối, phù sa, than bùn, sỏi đá và biến thành một dòng thác mạnh. Nếu bạn xây được một bờ đê chắc chắn để giữ dòng thác thì bạn sẽ lợi dụng được sức mạnh của nó cùng bao nhiêu vật ích lợi nó mang tới những nơi bạn muốn. Bằng không, nó lan tàn và tạo thành một sức tàn phá ghê gớm.

Con người khi hấp thụ được nhiều học thức cũng trở thành mạnh mẽ như thác kia. Nếu bạn xây được một bờ đê đạo đức để điều khiển thì học thức sẽ là nguồn hạnh phúc cho con bạn, cho những người chung sống với nó, cho quê hương đất nước và cả cho xã hội. Trái lại thì nó cũng nguy hiểm như thác nước không có gì ngăn cản được.

Từ cuốn sách “Mỗi đứa trẻ đều là một thiên tài”, cha mẹ sẽ hiểu được:

  • Cách thức giúp con cảm thông và vâng lời cha mẹ (những yếu tố ấy đã giúp tập hợp và trình bày những quan điểm giáo dục lý tưởng phù hợp với thực tiễn Việt Nam)
  • Tầm quan trọng của gia đình và sứ mệnh giáo dục của con trẻ của gia đình
  • Vai trò của các thành viên trong gia đình trong việc giáo dục trẻ
  • Cách tổ chức sinh hoạt gia đình để giáo dục con trẻ
  • Những sai lầm thường gặp trong giáo dục trẻ
  • Cách uốn nắn đạo đức cho trẻ từ những điều nhỏ bé nhất
  • Cách tạo lập thói quen tốt cho trẻ ngay từ khi còn bé