Vinh, Phúc và Miền đứng trước nhiều lựa chọn để tìm kiếm hạnh phúc, trong “Ngày xưa có một chuyện tình” của Nguyễn Nhật Ánh.
Truyện bán hơn 100.000 bản của Nguyễn Nhật Ánh sẽ được đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh dựng thành phim cùng tên, dự kiến ra mắt năm 2024. Phim đang trong giai đoạn tuyển diễn viên, êkíp casting ba nhân vật chính ở giai đoạn thơ ấu (khoảng 12 tuổi) và trưởng thành (từ 17 cho đến 25 tuổi).
Truyện dài 344 trang, phát hành năm 2016, nói về cuộc đời Vinh, Phúc và Miền. Cả ba cùng lớn lên ở một thị trấn miền Trung, trải qua những kỷ niệm khó quên của thời cắp sách đến trường, san sẻ nhiều niềm vui, nỗi buồn đầu đời. Tình bạn đẹp của cả ba là mảnh đất cho tình yêu đâm chồi. Trong độ tuổi trưởng thành, các nhân vật bị đặt ở ngã ba đường. Họ phải trả giá cho sai lầm và buộc lựa chọn một con đường để đến với hạnh phúc.
Trong truyện, Nguyễn Nhật Ánh sử dụng ngôn ngữ hình ảnh đậm chất thơ để đưa bạn đọc bước vào thế giới của những đứa trẻ trong một ngôi làng. Vinh, nhân vật chính, là cậu bé học lớp bảy hiền lành, nhân hậu. Vinh có tình cảm với Miền, chấp nhận ở cạnh cô dù bị bạn bè xa lánh. Tình cảm ấy ban đầu đơn thuần là giữa những người bạn thân thiết, trong sáng. Rồi cứ thế, như một mầm cây lớn dần theo năm tháng, nó dần hiện rõ trong suy nghĩ mơ hồ của Vinh. Khi cả hai bước vào trung học, Vinh nhận thức được cảm xúc bấy lâu của mình dành cho Miền được gọi tên là “yêu”.
Nhân vật Vinh có nhiều chiêm nghiệm về nỗi buồn, sự ngắn hạn của hạnh phúc: “Nếu con người sống trọn một trăm năm, trừ ra cộng lại một cách chi li thì thời gian thực sự vui vẻ, bình yên, hạnh phúc chắc chỉ gói ghém trong vỏn vẹn một năm. Chín mươi chín năm còn lại được định nghĩa bằng các từ khóa: buồn khổ, toan tính, lo lắng, ưu tư và vô vàn những thứ mệt mỏi khác”.
Vinh sẵn sàng nhận những trận đánh từ Hướng – anh trai Miền, chỉ vì Hướng nghĩ Vinh có ý đồ xấu với em gái mình. Cậu không tính toán hơn thua, sống trọn vẹn cho một tình yêu thiện mỹ:
“Khuyết một nửa tôi đợi chờ một nửa
Như rằm chờ một nửa của vầng trăng
Như câu hỏi đợi một người để hỏi
Bạn có là một nửa của tôi chăng?”
Phúc – bạn thân nhất của Vinh – là chàng trai sống với những tình cảm âm thầm, lặng lẽ và khó đoán. Cậu mang trong mình sự dằn vặt giữa tình bạn và tình yêu. Phúc luôn động viên, giúp đỡ, cùng bạn mình chia sẻ mọi chuyện buồn vui. Sau nhiều biến cố, Phúc trở thành tri kỷ của Vinh.
Khi nhận ra bản thân cũng thích Miền, Phúc luôn kín đáo và tìm cách giữ im lặng. Cậu cố gắng không để Vinh phát hiện, bởi Phúc cũng nhận ra tình cảm mà Vinh dành cho Miền: “Có lẽ tôi cũng thích Miền từ lâu, kể từ dạo nó thường xuyên ghé nhà ông tôi, nhưng vì tình bạn với Vinh, tôi đã cố gắng che đậy và tìm cách lãng đi tình cảm của mình”.
Miền là cô gái hiền lành, nhút nhát. Số phận của cô gắn liền với hình ảnh người bố – ông Sáu Thôi – thường xuyên say xỉn và người mẹ chỉ biết khóc lóc, van xin. Hướng – anh trai của Miền – đi gây sự khắp nơi, khiến người thân liên lụy và Miền phải bỏ nhà vào Phú Yên sinh sống với chị Lụa.
Truyện được kể ở ba góc nhìn, ba nhân vật cùng thay nhau lên tiếng. Điều này giúp bạn đọc hiểu được tiếng lòng của họ, thông cảm với nỗi day dứt của từng người. Họ muốn được sống cho bản thân, với tình yêu và hạnh phúc của chính mình, đồng thời không muốn làm tổn thương người khác.
Điểm nhấn của truyện diễn ra ở chương 24, Miền và Phúc lập kế hoạch trốn khỏi ngôi làng để bắt đầu một cuộc sống mới. Trong lần cuối gặp Vinh, Miền hối hận về những quyết định của mình. Cô chọn ở lại bên Vinh với suy nghĩ: “Bây giờ thì tôi nhận ra anh cần thiết với tôi như khí trời. Anh lặng lẽ, khiêm tốn ẩn hình và mãi mãi bên tôi không điều kiện. Chỉ đến khi sắp đánh mất Vinh, tôi đột ngột nhận ra anh quan trọng như thế nào đối với tôi”.
Câu chuyện tình tay ba kết thúc với câu nhắn của Miền gửi đến Phúc: “Chúc anh lên đường bình an và thứ lỗi cho em!”.
Truyện có những tình tiết cao trào, chứa nhiều tình huống căng thẳng, đan xen là sự vui nhộn giữa các nhân vật. Nguyễn Nhật Ánh muốn truyền đi thông điệp: “Tình yêu đâu phải là hành động trả ơn, càng không phải là hành động từ thiện. Nó không đến với chúng ta trên xe lăn, với tay và chân bó bột, để kêu gọi sự xót thương”.
9
Giải tríSáchĐiểm sáchThứ sáu, 7/7/2023, 10:29 (GMT+7)
Tình yêu tuổi học trò trong ‘Ngày xưa có một chuyện tình’
Vinh, Phúc và Miền đứng trước nhiều lựa chọn để tìm kiếm hạnh phúc, trong “Ngày xưa có một chuyện tình” của Nguyễn Nhật Ánh.
Bìa sách Ngày xưa có một chuyện tình của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Ảnh: Nhà xuất bản Trẻ.
Bìa sách “Ngày xưa có một chuyện tình” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Ảnh: Nhà xuất bản Trẻ
Truyện bán hơn 100.000 bản của Nguyễn Nhật Ánh sẽ được đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh dựng thành phim cùng tên, dự kiến ra mắt năm 2024. Phim đang trong giai đoạn tuyển diễn viên, êkíp casting ba nhân vật chính ở giai đoạn thơ ấu (khoảng 12 tuổi) và trưởng thành (từ 17 cho đến 25 tuổi).
Truyện dài 344 trang, phát hành năm 2016, nói về cuộc đời Vinh, Phúc và Miền. Cả ba cùng lớn lên ở một thị trấn miền Trung, trải qua những kỷ niệm khó quên của thời cắp sách đến trường, san sẻ nhiều niềm vui, nỗi buồn đầu đời. Tình bạn đẹp của cả ba là mảnh đất cho tình yêu đâm chồi. Trong độ tuổi trưởng thành, các nhân vật bị đặt ở ngã ba đường. Họ phải trả giá cho sai lầm và buộc lựa chọn một con đường để đến với hạnh phúc.
Trong truyện, Nguyễn Nhật Ánh sử dụng ngôn ngữ hình ảnh đậm chất thơ để đưa bạn đọc bước vào thế giới của những đứa trẻ trong một ngôi làng. Vinh, nhân vật chính, là cậu bé học lớp bảy hiền lành, nhân hậu. Vinh có tình cảm với Miền, chấp nhận ở cạnh cô dù bị bạn bè xa lánh. Tình cảm ấy ban đầu đơn thuần là giữa những người bạn thân thiết, trong sáng. Rồi cứ thế, như một mầm cây lớn dần theo năm tháng, nó dần hiện rõ trong suy nghĩ mơ hồ của Vinh. Khi cả hai bước vào trung học, Vinh nhận thức được cảm xúc bấy lâu của mình dành cho Miền được gọi tên là “yêu”.
Nhân vật Vinh có nhiều chiêm nghiệm về nỗi buồn, sự ngắn hạn của hạnh phúc: “Nếu con người sống trọn một trăm năm, trừ ra cộng lại một cách chi li thì thời gian thực sự vui vẻ, bình yên, hạnh phúc chắc chỉ gói ghém trong vỏn vẹn một năm. Chín mươi chín năm còn lại được định nghĩa bằng các từ khóa: buồn khổ, toan tính, lo lắng, ưu tư và vô vàn những thứ mệt mỏi khác”.
Vinh sẵn sàng nhận những trận đánh từ Hướng – anh trai Miền, chỉ vì Hướng nghĩ Vinh có ý đồ xấu với em gái mình. Cậu không tính toán hơn thua, sống trọn vẹn cho một tình yêu thiện mỹ:
“Khuyết một nửa tôi đợi chờ một nửa
Như rằm chờ một nửa của vầng trăng
Như câu hỏi đợi một người để hỏi
Bạn có là một nửa của tôi chăng?”
Phúc – bạn thân nhất của Vinh – là chàng trai sống với những tình cảm âm thầm, lặng lẽ và khó đoán. Cậu mang trong mình sự dằn vặt giữa tình bạn và tình yêu. Phúc luôn động viên, giúp đỡ, cùng bạn mình chia sẻ mọi chuyện buồn vui. Sau nhiều biến cố, Phúc trở thành tri kỷ của Vinh.
Khi nhận ra bản thân cũng thích Miền, Phúc luôn kín đáo và tìm cách giữ im lặng. Cậu cố gắng không để Vinh phát hiện, bởi Phúc cũng nhận ra tình cảm mà Vinh dành cho Miền: “Có lẽ tôi cũng thích Miền từ lâu, kể từ dạo nó thường xuyên ghé nhà ông tôi, nhưng vì tình bạn với Vinh, tôi đã cố gắng che đậy và tìm cách lãng đi tình cảm của mình”.
Miền là cô gái hiền lành, nhút nhát. Số phận của cô gắn liền với hình ảnh người bố – ông Sáu Thôi – thường xuyên say xỉn và người mẹ chỉ biết khóc lóc, van xin. Hướng – anh trai của Miền – đi gây sự khắp nơi, khiến người thân liên lụy và Miền phải bỏ nhà vào Phú Yên sinh sống với chị Lụa.
Truyện được kể ở ba góc nhìn, ba nhân vật cùng thay nhau lên tiếng. Điều này giúp bạn đọc hiểu được tiếng lòng của họ, thông cảm với nỗi day dứt của từng người. Họ muốn được sống cho bản thân, với tình yêu và hạnh phúc của chính mình, đồng thời không muốn làm tổn thương người khác.
Điểm nhấn của truyện diễn ra ở chương 24, Miền và Phúc lập kế hoạch trốn khỏi ngôi làng để bắt đầu một cuộc sống mới. Trong lần cuối gặp Vinh, Miền hối hận về những quyết định của mình. Cô chọn ở lại bên Vinh với suy nghĩ: “Bây giờ thì tôi nhận ra anh cần thiết với tôi như khí trời. Anh lặng lẽ, khiêm tốn ẩn hình và mãi mãi bên tôi không điều kiện. Chỉ đến khi sắp đánh mất Vinh, tôi đột ngột nhận ra anh quan trọng như thế nào đối với tôi”.
Câu chuyện tình tay ba kết thúc với câu nhắn của Miền gửi đến Phúc: “Chúc anh lên đường bình an và thứ lỗi cho em!”.
Truyện có những tình tiết cao trào, chứa nhiều tình huống căng thẳng, đan xen là sự vui nhộn giữa các nhân vật. Nguyễn Nhật Ánh muốn truyền đi thông điệp: “Tình yêu đâu phải là hành động trả ơn, càng không phải là hành động từ thiện. Nó không đến với chúng ta trên xe lăn, với tay và chân bó bột, để kêu gọi sự xót thương”.
Truyện dài của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sẽ được đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh mang lên màn ảnh, dự kiến vào năm 2024. Ảnh: CJ.
Truyện dài của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sẽ được đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh mang lên màn ảnh, dự kiến vào năm 2024. Ảnh: CJ
Nguyễn Nhật Ánh, 68 tuổi, sinh tại Thăng Bình, Quảng Nam. Từ năm 1973, nhà văn vào Sài Gòn sống, theo học ngành sư phạm, tốt nghiệp năm 1976. Bên cạnh năm tập thơ, hơn 30 tập truyện tranh, 12 tập kịch bản phim, Nguyễn Nhật Ánh đã xuất bản hơn 100 tác phẩm văn xuôi đề tài thanh thiếu niên, tuổi mới lớn và thiếu nhi. Tác giả còn in ba tập bình luận thể thao và hơn 50 tập tư vấn tình yêu dưới các bút danh khác nhau. Ông được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là nhà văn viết cho thanh thiếu niên nhiều nhất.
Sách Nguyễn Nhật Ánh từng nhiều lần được chuyển thể lên màn ảnh. Năm 1994, phim Áo trắng sân trường được ra mắt, do Lê Dân đạo diễn, dựa trên truyện Nữ sinh. Năm 1998, phim Chú bé rắc rối dựa trên truyện cùng tên được Phùng Ngọc – diễn viên phim Đất phương Nam – đóng vai chính. Năm 2004, phim truyền hình Kính vạn hoa ra mắt, với các diễn viên: Ngọc Trai, Tiểu Long, Anh Đào… Phim điện ảnh Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh do Victor Vũ đạo diễn, ra rạp năm 2015. Tác phẩm Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh cũng được đạo diễn này chuyển thể lên màn ảnh cuối năm 2019, đạt doanh thu 180 tỷ đồng.
Nguồn: Cảnh Quân/https://vnexpress.net/tinh-yeu-tuoi-hoc-tro-trong-ngay-xua-co-mot-chuyen-tinh-4624612.html
Có thể bạn muốn xem
‘Học viện’ của Stephen King
Tác giả Na Uy Jon Fosse thắng Nobel Văn học 2023
Những người đàn bà phi thường
“Người trên mây’’ đi trên mặt đất
Learning about the Stock Market | by Wall Street Survivor
Những tùy bút cuối cùng của Du Tử Lê
Brand Strategy
“Hạnh phúc không mọc trên cây” và “đơn thuốc sách” của TS Trần Hữu Đức
Dự báo thời tiết thời Trung cổ