Sao Hôm và sao Mai là những khái niệm quen thuộc trong văn hóa dân gian Việt Nam. Sao Mai xuất hiện lúc bình minh và sao Hôm xuất hiện lúc chập tối. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng sao Mai và sao Hôm chính là sao Kim.
Sao Kim ở gần Mặt trời hơn Trái đất nên có những thời điểm nó sẽ nằm ở phía Tây của Mặt trời. Khi đó, chúng ta quan sát từ Trái đất sẽ thấy hành tinh nóng nhất hệ Mặt trời này mọc lên ở phía Đông vào rạng sáng, sớm hơn Mặt trời, và dân gian vẫn gọi nó là sao Mai.
Ngược lại có những thời điểm sao Kim nằm ở phía Đông của Mặt trời. Khi đó, nếu chúng ta quan sát về phía Tây vào thời điểm sau khi Mặt trời đã lặn được một lúc sẽ thấy hành tinh này xuất hiện và dân gian gọi đó là sao Hôm.
Ngoài sao Kim thì hiện tượng một hành tinh xuất hiện luân phiên vài tháng lúc rạng sáng, biến mất một thời gian rồi lại xuất hiện còn xảy ra với cả sao Thủy, hành tinh gần Mặt trời nhất. Tuy nhiên do sao Thủy cách xa Trái đất hơn, nhỏ hơn sao Kim và bị ánh sáng Mặt Trời che khuất nên khó quan sát hơn và ít được chú ý hơn.
Sao Kim là hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời và cũng là hành tinh nóng nhất. Sao Kim có khối lượng và kích thước gần giống với Trái Đất. Đường kính của hành tinh nóng nhất hệ Mặt trời là 12.092km (chỉ nhỏ hơn 650 km của Trái Đất) và khối lượng của nó bằng 81,5% khối lượng Trái Đất.
Khoảng cách từ Trái Đất đến Sao Kim là 2,3 phút ánh sáng, khoảng 41 triệu km.
Có thể bạn muốn xem
Nhà thơ Phạm Phương Lan: Và bão giông đã dừng sau cánh cửa
Hạnh phúc tắc đường ở một quãng xa xôi
Những cậu bé mặt trời
Xuất bản sách song ngữ: Đón đầu cơ hội
‘Trái đất chuyển mình’ – lịch sử chưa kể về nhân loại
Những điểm sai lệch mà sử Trung Quốc viết về Việt Nam
Phúc cho ai không thấy mà tin
Việt Pun
Hoạt động thiết thực góp phần chống dịch của ngành sách