“Nhà vua thường thức giấc vào cuối giờ Dần, khoảng bốn rưỡi sáng, để còn kịp chỉnh trang cho buổi đăng triều, nếu không phải lên triều, ngài có thể dậy muộn hơn một canh giờ. Một thái giám bưng cho ngài một chén trà thuốc súc miệng, nhấp thử trước một ngụm, sau mới dâng lên hoàng đế, rồi ngài nhổ ngụm nước vào ống nhổ bạc miệng rộng. Ngài vén quần ngồi vào chiếc ghế vệ sinh, dưới có đặt một chậu sành. Hoàng cung phong kiến từ thời Hán từng có một ông vua bị ám sát ngay trong nhà xí, nên nó không bao giờ được xây nữa. Vua, hoàng hậu và cung nữ đều đại tiểu tiện bằng chậu. Riêng chậu của vua được ngự y giữ lại để nghiên cứu sức khỏe của ngài ngự qua phân. Xong xuôi, thái giám dùng khăn mềm lau sạch, rồi thấm một chút mật ong vào hậu môn của ngài. Vua khoan thai đi một bài quyền dưỡng sinh trên phương đình của ngự uyển, cũng tại đó, thái hậu đã chuẩn bị bữa sáng đạm bạc, gồm một ấm trà sâm, một đĩa bánh nhỏ bằng bột gạo trứng và mật ong do đích tay bà làm, một bát miến gà. Tất cả món ăn đều được thái hậu kiểm tra và cho người nếm thử. Hai thị nữ sẽ lau người cho ngài bằng nước ấm, thay quần áo trong, rồi khoác bên ngoài áo trong một bộ hoàng bào màu trắng, thêu rồng vàng, nếu ngài không lên triều. Vua được chải tóc vấn thành búi giữa đỉnh đầu rồi lồng vào đó một mũ miện vàng khít với nhục kháo (búi tóc), xỏ giầy đen bằng nhung. Ngài đến ngự thư phòng bắt đầu duyệt tấu sớ.”
Đây là đoạn trích miêu tả buổi sáng thường nhật của một bậc đế vương nước Việt thuở xưa trong cuốn Văn minh vật chất của người Việt – công trình khảo cứu tâm huyết cả một đời của họa sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa Phan Cẩm Thượng. Điều đặc biệt là cảnh sinh hoạt sinh động đầy màu sắc như một đoạn phim này không phải được phục dựng từ những trang sử, cũng không phải từ trí tưởng tượng của tác giả viết ra, mà là qua việc gạn lọc những thông tin tế vi đang mã hóa trong những đồ vật của các vương triều còn sót lại và lưu giữ cho đến ngày nay.
Đây cũng chính là điểm đặc biệt và khác lạ nhất của Văn minh vật chất của người Việt – phương pháp tiếp cận và vẽ lại lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt thông qua những trầm tích thông tin ẩn tàng trong các đồ vật, từ những thứ dung dị trong cuộc sống hàng ngày đến những món đồ vàng son của các bậc đế vương. Trước tác giả Phan Cẩm Thượng, chưa từng có công trình khảo cứu nào tiếp cận lịch sử văn minh dân tộc thuần nhất từ góc độ này. Bằng sự nhạy cảm đặc biệt của các họa sĩ, trí tưởng tượng của một nhà văn kết hợp với sự tỉ mẩn, óc khoa học của một nhà nghiên cứu, tác giả Phan Cẩm Thượng đã có thể khiến các đồ vật tưởng chừng “vô tri” phải cất lời bằng thứ mật ngữ của riêng chúng, để kể lại những câu chuyện về bao nếp ăn, nếp sống, nếp làm của hàng ngàn năm người dân Việt hiện lên rõ ràng, sinh động, tươi tắn một cách khác thường mà có lẽ không cuốn sách sử hay báo cáo khảo cổ học nào khác có thể làm được.
Mục Lục
Lời giới thiệu 1.
Lời giới thiệu 2.
Lời nói đầu.
Lời dẫn.
Chương Một. Những mặt cắt lịch sử
1.Một ngày của người Việt.
2.Sống và chết trên con thuyền.
3.Đường đi lối lại. Giao thông đường thủy và đường bộ.
4.Xe cộ và thuyền bè.
5.Những mặt cắt lịch sử.
Chương hai. Từ bàn tay đến công cụ
6.Đồ vật quay tròn.
7.Chầy và cối.
8.Công cụ hay là vũ khí.
9.Từ bàn tay đến công cụ.
10.Công cụ thông thường của nhà nông.
11.Đồ dùng mây tre đan.
12.Đồ gỗ gia dụng.
13.Đồ gốm và đồ kim khí trong đời sống thường nhật.
Chương ba. Cơm tẻ là mẹ ruột
14.Cơm tẻ là mẹ ruột.
15.Ngô khoai sắn và cơm độn.
16.Bữa cơm hàng ngày.
17.Cỗ bàn thịnh soạn.
18. Nước chấm.
19. Ăn quà sáng và tối ở thành thị.
20. Bánh nếp, bánh tẻ và chè lam bánh khảo.
21. Chăn nuôi gia súc và đánh bắt cá.
22. Cây cối, hoa quả và vườn tược.
Chương bốn: Sống dầu đèn chết kèn trống
23. Mộ táng. Từ con thuyền đến ngôi mộ.
24. Đồ thờ tự đơn sơ và sang trọng.
25. Đồ trang sức.
26. Tấm áo manh quần.
27. Thập bát ban vũ nghệ.
28. Giấy bút sách vở, nghề in khắc sách.
29. Phường bát âm và nhạc khí.
Chương năm. Nghệ thuật và hành vi
30. Công nghệ kiến trúc.
31. Điêu khắc Phật giáo, phù điêu đình làng và tranh dân gian.
32. Cử chỉ thông thường của người Việt
33. Lời ăn tiếng nói liên quan đến đời sống vật chất.
34. Tổng quan về đời sống vật chất của người Việt hiện đại.
Phần kết
35. Những điều rút ra từ các mô hình sống.
36. Thay lời cuối sách. Quá khứ đã chết, quá khứ thay đổi và quá khứ tiếp tục.
37.Phụ lục 1. Niên biểu lịch sử văn minh vật chất Việt Nam.
38.Phụ lục 2. Góp ý cho cuốn Vãn minh vật chất của người Việt của họa sỹ Phan Bảo.
39. Tài liệu tham khảo.
Tác giả: Phan Cẩm Thượng
Nhà xuất bản: NXB Thế giới
Công ty phát hành: Zenbooks
Có thể bạn muốn xem
TUỔI THƠ TÌM THẤY
Lớn lên sẽ khác
Bộ sưu tập cát
Bí quyết đơn giản hóa cuộc sống
Power Pricing – Chiến Lược Định Giá Đột Phá Thị Trường
Nguyễn Phong Việt ra mắt tập thơ mới ‘Sao phải đau đến như vậy’
Tranh minh họa sách ‘Truyện Kiều’ bán hơn 362 triệu
Bụng Lửa: Hành trình khám phá tư duy con người
Sức mạnh của đạo Phật