“Bầu trời tình yêu” xuất hiện lần đầu tiên trên mạng điện thoại di động tại Nhật Bản với 25 triệu người theo dõi, xuất bản thành tiểu thuyết và bán được xấp xỉ 2 triệu bản.
Bầu trời tình yêu gồm 2 tập truyện, kể về tình yêu đầy biến động giữa cô nữ sinh Mika và cậu bạn cùng trường Hiro. Đó là một câu chuyện không yên bình nhưng trọn vẹn, bởi nó chứa đựng tất cả những cung bậc cảm xúc mãnh liệt của tình yêu: từ ngọt ngào, ấm áp đến giận hờn, cay đắng và tuyệt vọng.
Mika là một tác giả người Nhật chuyên viết tiểu thuyết trên mạng điện thoại di động. Sau thành công của tác phẩm đầu tay Bầu trời tình yêu được sáng tác dựa trên những kinh nghiệm của bản thân, với lượng bán ra đạt kỷ lục, Mika đã bước vào con đường trở thành tác giả viết tiểu thuyết và tiếp tục sáng tác các tác phẩm khác.
Ngay trong lần đầu xuất hiện trên mạng điện thoại di động, tác phẩm đã thu hút nhiều độc giả theo dõi, tạo nên tiếng vang lớn. Để tác phẩm trở nên thật hơn, tác giả đã lấy bút danh của mình đặt tên cho nhân vật nữ chính. Để có thể ở bên cạnh nhau, cả Mika và Hiro đã phải trải qua thời gian dài tự giày vò mình, tự giày vò với đối phương khi vẫn còn yêu nhau tha thiết.
Và khi tình yêu của họ ở giai đoạn “chín” nhất, Hiro ra đi mãi mãi, chỉ kịp tạm biệt Mika với một nụ cười. Cho đến tận những năm tháng về sau, Mika vẫn dành tình yêu đẹp nhất của mình cho duy nhất Hiro. Đối với Mika, Hiro mãi là bầu trời, mà bầu trời thì luôn luôn ở bên cạnh cô.
Bầu trời tình yêu đã được xuất bản thành sách giấy, sau đó được phóng tác thành truyện tranh, đồng thời được dựng làm thành 2 bản phim truyền hình và điện ảnh. Trong đó, “dòng sông” và “bầu trời” là hai hình ảnh biểu trưng xuyên suốt cả cuốn chuyện. “Hiro như một dòng sông, tình yêu đầu đời của Mika giống hệt một dòng sông. Cứ chảy mãi không ngừng và Mika cũng như bị cuốn theo dòng sông mang tên Hiro ấy”. Chỉ khi Hiro mất đi, Mika mới hiểu hết ý nghĩa của bầu trời.
Thảo Lan ( tổng hợp)
Có thể bạn muốn xem
Tiểu thuyết của Lý Lan đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam
Lãng mạn – Giải mã thơ tình Solomon
KIẾN THỨC CĂN BẢN CẦN BIẾT – THEO DÒNG LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT
Mắc kẹt
Con rồng trong bể kính – Câu chuyện thật về quyền lực, nỗi ám ảnh và loài cá đáng thèm muốn nhất
On Communication – Truyền Thông Giao Tiếp
Vì sao công nghệ phát triển nhưng đi du lịch vẫn cần có bản đồ giấy?
Tham gia bình chọn giải sách hay Bookish Best 2021
Tôi muốn chết nhưng tôi thèm ăn Tteokbokki