Homo sapiens có phải là một dạng sống siêu đẳng, hay chỉ là một tay đầu gấu địa phương? Làm thế nào con người lại tin rằng họ không chỉ đã kiểm soát thế giới, mà còn mang lại ý nghĩa cho nó? Công nghệ sinh học và trí thông minh nhân tạo đe doạ loài người ra sao? Sinh vật nào có thể kế thừa loài người, và tôn giáo mới nào sẽ được sản sinh?

Với giọng kể cuốn hút và mới lạ, Harari sẽ dần gợi mở và trả lời những câu hỏi trê, nhờ phân tích chi tiết những luận điểm gây nhiều tranh cãi: chủ nghĩa nhân đạo là một dạng tôn giáo, thứ tôn giáo tôn thờ con người thay vì thần thánh; sinh vật là thuật toán… ông vẽ ra một viễn cảnh tương lai khi Sapiens thất thế và Dữ liệu giáo trở thành một hình mẫu. HOMO DEUS còn bàn sâu hơn về các năng lực mà con người đã tự trang bị để sinh tồn và tiến hoá thành một giống loài ngự trị trên trái đất, để rồi chính trong tiến trình hoàn thiện và nâng cấp các năng lực ấy chúng ta sẽ bị truất quyền kiểm soát bởi một sinh vật mới, mang tên Homo Deus.
[…]

Lược Sử Tương Lai tranh luận về những nguyên tắc có hệ thống trong một xã hội sẽ trải qua nhiều biến đổi to lớn vào thế kỉ 21, theo sau đó là những hậu quả như chúng ta đã biết.  Cho đến bây giờ, những điều đã tái định hình lại xã hội, những điều ta dùng để đánh giá bản thân – đã trở thành tổ hợp cuộc những quy tắc mang tính tín ngưỡng về làm thế nào để sống tốt đẹp hơn, và ngày càng nhiều hơn những mục tiêu thực tế như loại bỏ bệnh tật, đói nghèo, chiến tranh. Chúng ta đã sắp xếp để có được những nhu cầu cơ bản của con người: cảm thấy hạnh phúc, khỏe mạnh và kiểm soát được môi trường xung quanh mình. Những mục đích này nếu theo suy luận logic của con người, thì theo Harari, chúng ta thật ra đang đấu tranh để có được “niềm vui sướng, sự bất tử và tính thần thánh”.

Và rồi thế giới sẽ thế nào khi con người thực sự đạt được những điều đó? Đây hoàn toàn không phải một dự đoán vu vơ khi mà chiến tranh và bạo lực đã và đang ở mức thấp nhất trong lịch sử; những thành tựu khoa học công nghệ đang giúp con người sống lâu hơn và chúng đang trên con đường giúp ta xóa bỏ bệnh tật, đói nghèo.

Và ý nghĩ khiêu khích nhất của Harari là ở đây: Mặc dù nghe có vẻ bùi tai, nhưng việc đạt được giấc mơ về “niềm vui sướng, sự bất tử và tính thần thánh” vẫn là một điều không hay ho gì đối với con người cả. Harari dự đoán về một tương lai khi mà số ít những người ở tầng lớp trên sẽ tự “nâng cấp” bản thân nhờ vào công nghệ gen và công nghệ sinh học, bỏ lại những người ở tầng lớp thấp hơn và biến thành một giống loài thần thánh như tên của cuốn sách – “Homo Deus”. Thế giới sẽ thành một nơi mà trí tuệ nhân tạo còn “hiểu rõ ta hơn cả ta hiểu chính mình”, tầng lớp thần thánh kia và những con robot thông minh sẽ xem phần còn lại của loài người là đồ thừa.

Harari đã làm rất tốt việc vẽ ra cho chúng ta viễn cảnh về tương lai tàn nhẫn này. Nhưng tôi vẫn lạc quan hơn anh ta, rằng tương lai này không phải thứ được định sẵn.

Harari nêu ra rằng những tiến triển của con người hướng về “niềm vui sướng, sự bất tử và tính thần thánh” vốn đã gắn liền với bất công bởi vì một vài người sẽ vượt được lên đầu và rất nhiều sẽ bị bỏ lại. Tôi đồng ý rằng những tiến bộ của loài người đang diễn ra nhanh chóng và không phải ai cũng sẽ có đủ điều kiện để bắt kịp và có được lợi ích từ chúng. Thị trường tư nhân đang phục vụ cho nhu cầu của người dân bằng tiền và vì vậy mà nhu cầu của người nghèo bị bỏ lại. Nhưng chúng ta có thể hành động để khiến khoảng cách giàu nghèo thu hẹp lại và giảm thiểu thời gian các tiến bộ lan ra toàn cầu. Ví dụ, ta đã từng mất nhiều thập kỉ để tạo ra vaccin và phổ biến chúng dần từ người giàu đến người nghèo; nhưng hiện tại nhờ vào nỗ lực của nhiều công ty, tổ chức y dược cũng như chính phủ mà thời gian để các hỗ trợ y tế đến được với người dân chỉ còn lại chưa đến 1 năm. Chúng ta cần cố gắng để khoảng cách này thu hẹp hơn nữa, nhưng vẫn có một điều cần lưu ý: Bất công là điều không thể tránh được.

Theo như quan điểm của tôi, kịch bản về một ngày robot sẽ trỗi dậy và giành quyền thống trị chưa phải là điều thú vị nhất mà người ta có thể nghĩ đến. Chắc chắn là trí tuệ nhân tạo càng đi lên thì ta lại càng phải đảm bảo rằng chúng sẽ phục vụ con người chứ không phải để nổi dậy hay gì gì đó. Đây thật ra là vấn đề về kỹ thuật hay gọi là là vấn đề về kiểm soát máy móc. Ta chưa cần phải nói gì nhiều về vấn đề đó khi mà nó, đúng ra mà nói, còn chưa thật sự tồn tại trong công nghệ hay máy móc hiện nay.
[….]

Trích Bill Gates review cuốn Lược Sử Tương Lai: Nếu một ngày loài người không còn việc để làm

Tác giả: Yuval Noah Harari
Dịch giả: Dương Ngọc Trà
Nhà xuất bản: NXB Thế giới
Công ty phát hành: Nhã Nam