Bạn đã từng thấy đâu đó hình ảnh đoàn người cùng lạc đà thồ những kiện hàng nhẫn nại vượt biển cát mênh mông được thể hiện qua thơ, tranh ảnh, những câu chuyện thần thoại, những vở diễn trên sân khấu hay kịch bản điện ảnh chưa?
Quyển sách không viết theo kiểu tư liệu nghiên cứu lịch sử mà là quyển sách về du ký. Hành trình của chuyến đi sẽ được đúc kết thành những câu chuyện thông qua cảm xúc, nhận định về các vùng đất nằm trên vành đai Con đường tơ lụa. Tuy nhiên lịch sử lại là yếu tố quan trọng tạo nên sự biến đổi về văn hóa, tôn giáo, phong tục tập quán, kiến trúc và kể cả con người từng chịu ảnh hưởng bởi con đường giao thương cổ này và tôi đã sử dụng một số tư liệu lịch sử để người đọc dễ dàng hình dung hơn.
Thông tin lịch sử được tôi ghi chép lại trong quá trình trò chuyện cùng các nhân vật, những tài liệu thu thập trên internet và những so sánh, nhận định và nhận xét mang tính chủ quan. Nếu các bạn chưa có dịp đặt chân trên Con đường tơ lụa, hãy tìm một điểm tựa và cùng tôi phiêu lưu qua những trang sách này. Ở đó, có những câu chuyện trải nghiệm về cuộc sống con người, về vùng đất qua nhiều đổi thay từ những thăng trầm của lịch sử và trên hết là những thử thách của bản thân trong suốt hành trình khám phá đơn độc. Những câu chuyện du ký của một lữ khách Việt đi tìm dấu vết lạc đà trên Con đường tơ lụa lẫy lừng trong quá khứ.
Có thể bạn muốn xem
Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học
Chuyện lạ về tia lửa trời
Cha cõng con
Khi Hikaru còn trên thế gian này…… Oborodukiyo
Trao gởi nhân duyên
“Tê giác trong ngàn xanh” – Thế giới của muôn loài
Sài Gòn, chuyện tập tàng
Tần Thủy Hoàng có thực sự là “Tên bạo chúa”?
Đi rong trên những múi giờ