Đầu năm 1945, khi tiếng súng vừa tắt và bom đạn ngưng giội xuống, mỗi thành phố là một đống gạch ngói đổ nát. Lúc ấy không ai nghĩ rằng Đức có thể vươn lên trở lại ngang bằng, chứ chưa nói tới cao hơn các nước chung quanh. Thế nhưng họ đã đạt được giấc mơ sau một thời gian rất ngắn. Khách quan nhận xét, thành công đó là một sự thần kỳ, và sự phát triển kinh tế vũ bão hậu chiến xứng đáng được tặng danh hiệu Thần kỳ kinh tế.

Nhưng chúng ta cắt nghĩa thế nào về sự phát triển kỳ lạ đó? Mỗi người có một cách lý giải khác nhau, việc đi tìm các nhân tố quan trọng hàng đầu dẫn đến thành công cũng khác nhau… Tập sách này hy vọng sẽ cung cấp cho độc giả những chất liệu cần thiết để tìm câu trả lời…

“Mô hình Kinh tế Thị trường Xã hội là một công thức hòa giải giữa nguyên lý tự do trên thị trường và nguyên lý cân bằng xã hội trong một khung trật tự được nhà nước xây dựng và bảo vệ. Công thức hòa giải ấy có khả năng kết hợp hài hòa giữa lý tưởng bình đẳng, tự do con người và tăng trưởng kinh tế trong một thế cân bằng hợp lý.”

GS. Alfred Muller-Armack


“Những gì được hoàn tất trên đất nước này không phải là một sự thần kỳ. Đó là kết quả của những nỗ lực nghiêm túc của cả một dân tộc, khi dân tộc ấy được quyền sử dụng sáng kiến và năng lực dựa trên nền tảng tự do con người.”

GS. Ludwig Erhard, Bộ trưởng Kinh tế Đức

Tác giả: Tôn Thất Thông
Nhà xuất bản: NXB Tri Thức
Công ty phát hành: Phương Nam