Diễn ra từ 17-6 đến 17-7, các tư liệu, hiện vật trưng bày được sự hỗ trợ của các nhà nghiên cứu văn hóa, nhà sưu tầm cổ vật, nhà thiết kế và các gia đình ở Huế nhằm giới thiệu cho người dân và du khách về áo dài Huế xưa và nay, khẳng định giá trị và tôn vinh vẻ đẹp trang phục áo dài Huế.
Ngày 17-6, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP Huế khai mạc không gian trưng bày chuyên đề “Một số tư liệu áo dài Huế – xưa và nay” tại 23-25 Lê Lợi, TP Huế.
Không gian trưng bày hơn 40 bộ áo dài Huế xưa và nay nhằm tôn vinh, phát huy các giá trị của áo dài, đưa chiếc áo dài Huế trở thành biểu tượng của trang phục cả nữ và nam, tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống và sự duyên dáng, lịch lãm của người dân Cố đô Huế. Đây là một trong những hoạt động nhằm chào mừng Festival Huế 4 mùa năm 2022 và góp thêm tư liệu xây dựng thương hiệu “Huế – Kinh đô áo dài Việt Nam”.
Trang phục áo dài Huế nằm trong dòng chảy chung của lịch sử phát triển chiếc áo dài Việt Nam. Tuy nhiên, do những tác động của lịch sử, tự nhiên, giao lưu văn hóa… đã hình thành nên một sắc thái riêng của áo dài Huế.
Nói đến trang phục truyền thống Huế là nói đến chiếc áo dài, đó là một trong những thành tố quan trọng tạo nên phong cách, đặc trưng riêng và là một giá trị văn hóa độc đáo trong di sản văn hóa Huế. Chiếc áo dài Huế đã đi qua chặng đường dài hình thành và phát triển với nhiều thăng trầm lịch sử.
Đối với nữ, chiếc áo dài là trang phục tôn vinh vẻ kín đáo, dịu dàng, làm tôn lên nét đẹp duyên dáng, thanh lịch của người con gái Huế. Còn áo dài nam lại là trang phục mang nét trang trọng, lịch lãm, đĩnh đạc.
Đối với phụ nữ Huế, tà áo dài hiện diện trong đời sống thường nhật, gắn bó với đời sống của mỗi người. Còn với nam giới thì chiếc áo dài ngũ thân là trang phục thường xuyên trong các nghi thức lễ quan trọng và cả đời sống thường nhật.
Trong bối cảnh hiện nay, việc tôn vinh, phát huy các giá trị của áo dài, đưa chiếc áo dài Huế trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ và đàn ông xứ Huế, nhằm tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống và sự duyên dáng, lịch lãm của người dân Cố đô là nỗ lực của lãnh đạo chính quyền và nhân dân Thừa Thiên – Huế.
Hình ảnh tại không gian trưng bày một số tư liệu áo dài Huế – xưa và nay:
Có thể bạn muốn xem
Xử phạt 123 triệu đồng do phát hành sách mà chưa đăng ký
Yêu không cần gọi tên
Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học
Nhiều tư liệu quý trong 90 tập sách Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh – Biên niên sử truyền hình
Sống thanh thản như người Thụy Điển
Không Có Bà Mẹ Nào Hoàn Hảo
Tái bản “Người chiến sĩ dạ sắt gan đồng” nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Phạm Hùng
Cuốn sổ máu – Phong Điệp
Cuộc thập tự chinh thứ nhất